BMW S1000RR thế hệ thứ 1 (2009-2014)
BMW S1000RR thế hệ đầu tiên ra mắt năm 2009, nhưng đến năm 2010 phiên bản thương mại mới được xuất xưởng.
Đây là phiên bản đánh dấu sự trở lại của BMW trong phân khúc Sport Bike cạnh tranh với Yamaha R1, Kawasaki Ninja ZX-10R, Suzuki GSX-R1000,…
Điểm nhấn cho BMW S1000RR là nhiều chi tiết được làm từ sợi carbon, vừa giúp xe tăng tính thẩm mỹ và giảm trọng lượng.
Cụm đèn pha phá cách với một mắt tròn, một mắt dẹt; phần đầu xe vuốt dài về phía trước. Hai bên sườn xe là bộ quây gió với 3 hốc trống để tăng tính khí động học.
BMW S1000RR thế hệ đầu tiên (2009-2014)
Chính vì chi tiết này khá giống với vây cá mập và động cơ S1000RR quá mạnh nên được dân chơi PKL gọi là “cá mập” hoặc “cá mập lên bờ”. Nhưng đến thế hệ mới nhất, BMW S1000RR 2019 có tên gọi mới là “cá voi sát thủ”.lòng”, vì sao vậy?
Đến năm 2013, BMW trang bị hệ thống an toàn cho S1000RR với phanh đĩa Brembo kép cho bánh trước (đường kính 320 mm) và bánh sau đĩa đơn (220 mm), đi kèm chống bó cứng phanh (ABS).
Tiếp đó, BMW tích hợp hệ thống kiểm soát độ bám đường – Dynamic Traction Control (DTC) với 4 chế độ lái (Rain, Sport, Race, Slick).
Động cơ BMW S1000RR
BMW S1000RR thế hệ thứ 1 có động cơ dung tích 999 phân khối, công suất cực đại tương đương với “thần gió” Suzuki Hayabusa 1.300 phân khối; cụ thể là 193 mã lực ở dải vòng tua 13.000 vòng/phút.
Thông số công suất này lớn hơn nhiều mẫu siêu mô tô, trong đó có Yamaha R1 (công suất cực đại 178 mã lực).
BMW S1000RR thế hệ thứ 2 (2015-2018)
Sau 6 năm có mặt trên thị trường, BMW quyết định nâng cấp S1000RR lên thế hệ thứ 2.
Điểm khác biệt của S1000RR 2015 – 2018 so với S1000RR 2009 là cụm đèn pha được tinh chỉnh lại với mắt dẹp lớn và nhỏ, bộ “mang cá” hai bên yếm được tỉa tót lại tăng độ sắc sảo hơn.
Cá mập S1000rr model 2018 Thailand
Bộ mâm hình chữ “Y” được thay mới bằng mâm hàng hiệu Marchesini (giống với bản BMW HP4), không chỉ đẹp hơn mà trọng lượng xe cũng giảm đáng kể (S1000RR 2015 còn 204 kg).
Về chiều cao yên thì S1000RR thế hệ 2 thấp hơn “người tiền nhiệm” khoảng 5 mm (S1000RR 2009 là 820 mm và 2015 là 815 mm). Ống xả cũng được nâng cấp với Akrapovic đời mới giảm trọng lượng tối đa.
Điểm đáng tiền trên S1000RR thế hệ thứ 2 là hệ thống điều tăng chinh giảm xóc cứng hoặc mềm tùy theo điều kiện hoạt động của xe – Dynamic Damping Control (DDC).
Tính năng này hoạt động dựa theo độ nghiêng của xe, thắng, tay ga,… theo mỗi 10 mili giây xe sẽ cập nhật thông tin tối ưu hóa hệ thống treo, tăng khả năng vận hành tối ưa cho xe.
Dây ga truyền thống được thay đổi sang dây cáp truyền tín hiệu điện tử (hệ thống có tên Ride by Wire), nhằm điều tiết ga điện tử. Ngoài ra là S1000RR được bổ sung chế độ sưởi ấm tay lái, kiểm soát ga tự động (Cruise Control).
BMW S1000RR 2019 - 2020 thế hệ mới, xóa bỏ phong cách “cá mập mắt lé”
Ở thế hệ thứ 2, S1000RR vẫn sử dụng động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng DOHC, giữ nguyên dung tích 999 phân khối, nhưng công suất được tinh chỉnh lên 199 mã lực (hơn 6 mã lực so với đời cũ), mô-men xoắn vẫn là 113 Nm 10.500 vòng/phút, trễ hơn đời 2009 là 9.750 vòng/phút.
BMW S1000RR thế hệ mới
Bên cạnh BMW S1000RR, thì BMW HP4 (phiên bản đường đua của S1000RR) cũng là niềm mơ ước của nhiều người chơi PKL trên thế giới.